TRUNG TÂM DỊCH VỤ HYUNDAI LAM KINH ĐƯỢC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN TỪ CỤC ĐĂNG KIỂM VIỆT NAM



1. HYUNDAI LAM KINH ĐƯỢC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN CƠ SỞ BẢO HÀNH, BẢO DƯỠNG XE CON, XE TẢI TỪ CỤC ĐĂNG KIỂM VIỆT NAM

Là đại lý được cây dựng theo tiêu chuẩn 3S của Hyundai toàn cầu, Hyundai toàn cầu sở hữu Trung tâm dịch vụ rộng gần 3.000 mét vuông, và được đầu tư trang thiết bị đồng bộ, hiện đại bậc nhất khu vực, đảm bảo có thể tiếp nhận được rất nhiều xe tới bảo dưỡng, sửa chữa mỗi ngày từ xe con, xe tải nhỏ đến các dòng xe tải lớn, xe đầu kéo, xe khách…. Sau hơn 1 tháng đánh giá và thẩm định, ngày 30/6/2021 Trung tâm Dịch Vụ Hyundai Lam Kinh chính thức được Cục Đăng kiểm Việt Nam cấp giấy chứng nhận là cơ sở bảo hành bảo dưỡng xe con - xe tải đạt tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 11794:2017.

Tiêu chuẩn TCVN 11794:2017 là tiêu chuẩn do Cục Đăng Kiểm Việt Nam biên soạn, Bộ Giao thông Vận tải đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố. Do đó có thể nói Tiêu chuẩn TCVN 11794:2017 là tiêu chuẩn đặc biệt khắt khe để dành cho các cơ sở bảo hành bảo dưỡng ô tô tại Việt Nam. Từ đó chứng nhận được chất lượng hàng đầu về dịch vụ và cơ sở vật chất của Trung tâm dịch vụ Hyundai Lam Kinh.
 
 
Giấy chứng nhận cơ sở bảo hành, bảo dưỡng xe con, xe tải của Trung tâm dịch vụ Hyundai Lam Kinh được Cục Đăng kiểm Việt Nam cấp


Nhà xưởng Trung tâm dịch vụ Hyundai Lam Kinh có diện tích rộng rãi, được phân chia các khu vực riêng biệt và chuyên nghiệp

 
 

Buồng sơn sấy Hồng Ngoại hiện đại bậc nhất được trang bị tại Trung tâm dịch vụ Hyundai Lam Kinh

Khu vực chờ giao xe cho khách hàng

 

 
Một số hình ảnh về Trung tâm Dịch vụ Hyundai Lam Kinh


2. TÌM HIỂU TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 11794:2017 VỀ CƠ SỞ BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA Ô TÔ

a. Yêu cầu về mặt bằng và các khu vực của cơ sở bảo dưỡng

Mặt bằng chung của cơ sở bao gồm: nhà xưởng, phòng điều hành, kho phụ tùng, đường giao thông nội bộ, khu vực rửa xe, khu vực tiếp nhận, khu vực bàn giao xe, nơi tập kết rác công nghiệp. Trong đó nhà xưởng phải được xây dựng chắc chắn, có mái che, có hệ thống thông gió và hệ thống chiếu sáng phù hợp. Ngoài ra, các khu vực phục vụ công việc bảo dưỡng, sửa chữa và các khu vực khác phải được phân chia rõ ràng, có biển báo/biển chỉ dẫn phù hợp và có số lượng tối thiểu như sau:
 
  Các khu vực của cơ sở và số lượng tối thiểu vị trí làm việc của từng khu vực Các khu vực khác
  Tiếp nhận Bàn giao Bảo dưỡng, sửa chữa Thân vỏ(gò, hàn) Sơn Kiểm tra xuất xưởng nhà điều hành kho phụ tùng Khu vực rửa xe
Xe ô tô 1 1 2 1 1 1 1 1 1
Rơ móc sơmi rơ móc 1 1 1 1 1 1 1 1 1
Xe bốn bánh có gắn động cơ 1 1 2 1 1 1 1 1 1

Kích thước tối thiểu đối với từng vị trí làm việc phù hợp với các loại xe thực hiện bảo dưỡng, sửa chữa và không nhỏ hơn các giá trị tại bảng sau:
 
  Kích thước tối thiệu (rộng x dài)  
Loại phương tiện Tiếp nhận Bàn giao Bảo dưỡng, sửa chữa Thân vỏ (gò, hàn)  Sơn Kiểm Tra xuất xưởng Ghi Chú
Xe ô tô con, ô tô khách từ 16 chỗ trở xuống, ô tô tải và ô tô chuyên dùng có khối lượng toàn bộ đến 3,5 tấn, xe bốn bánh có gắn động cơ 3,5x6 3,5x6 3,5x6 3,5x6 3,5x6 4x8  
Các loại xe ô to khác, rơ móc, sơ mi rơ móc axb axb axb axb axb axb a>A+2, b>L+2, Trong đó A và L lần lượt là chiều dài và chiều rộng của toàn bộ xe

*** lưu ý: Chiều cao của cửa ra vào nhà xưởng, các vị trí bảo dưỡng, sửa chữa, lối đi dành cho xe di chuyển trong xưởng phù hợp cho các xe lưu thông thuận tiện và đủ không gian để thực hiện các thao tác cần thiết trong quá trình bảo dưỡng, sửa chữa.

b. Các công việc tối thiểu thực hiện tại Cơ sở

Các công việc tối thiểu thực hiện tại Cơ sở bao gồm việc bảo dưỡng, sửa chữa các tổng thành, hệ thống của xe và các công việc liệt kê tại bảng dưới đây:
 

Các hệ thống, tổng thành và công việc thực hiện tại Cơ sở

Xe ô tô

Rơ moóc,
sơ mi rơ moóc

Xe bốn bánh
có gắn động cơ

Động cơ và các hệ thống liên quan

*

-

*

Hệ thống truyền lực

*

-

*

Hệ thống chuyển động

*

*

*

Hệ thống treo

*

*

*

Hệ thống phanh

*

*

*

Hệ thống lái

*

-(3)

*

Hệ thống điện, đèn chiếu sáng và tín hiệu

*

*

*

Hệ thống điều hòa không khí (nếu có)

*

-(4)

*

Buồng lái

*

-

*

Thân xe, khung vỏ

*

*

*

Thùng chở hàng (nếu có)

*

*

*

Sơn

*

*

*

Rửa xe

*

*

*

CHÚ THÍCH: “*” Áp dụng                “-” Không áp dụng

(3) Áp dụng đối với rơ moóc, sơ mi rơ moóc có hệ thống lái;

(4) Áp dụng đối với rơ moóc, sơ mi rơ moóc chở người.


c. Trang thiết bị, dụng cụ tối thiểu

Dụng cụ, đồ nghề phục vụ bảo dưỡng (số lượng, chủng loại phù hợp với quy mô của Cơ sở và loại xe thực hiện bảo dưỡng, sửa chữa):

> Bộ cờ lê;

> Bộ tròng, khẩu;

> Bộ kìm, búa, tuốc-nơ-vít;

> Dụng cụ tháo, lắp dùng khi nén;

> Dụng cụ đo khe hở;

> Dụng cụ vệ sinh bằng khí nén;

> Đèn pin hoặc đèn soi thông dụng;

> Dụng cụ đo áp suất và bơm hơi lốp xe;

> Đồng hồ đo điện đa năng;

> Khay đựng chi tiết tháo rời.
 

Dụng cụ, thiết bị chuyên dùng (số lượng, chủng loại phù hợp với quy mô của Cơ sở và loại xe thực hiện bảo dưỡng, sửa chữa):

- Cầu nâng hoặc bàn nâng xe (áp dụng đối với Cơ sở bảo dưỡng, sửa chữa các loại xe ô tô con, ô tô khách từ 16 chỗ trở xuống, ô tô VAN, ô tô PICKUP, ô tô tải và ô tô chuyên dùng có khối lượng toàn bộ đến 3,5 tấn, xe bốn bánh có gắn động cơ);

- Hầm kiểm tra xe (áp dụng đối với Cơ sở bảo dưỡng, sửa chữa các loại xe ô tô khách trên 16 chỗ, ô tô tải và ô tô chuyên dùng có khối lượng toàn bộ trên 3,5 tấn trong trường hợp Cơ sở không trang bị cầu nâng hoặc bàn nâng xe phù hợp);

- Kích nâng, mễ kê;

- Dụng cụ hứng dầu thải;

- Dụng cụ bơm dầu, bơm mỡ;

- Các dụng cụ chuyên dùng phục vụ tháo, lắp;

- Dụng cụ kiểm tra lực siết;

- Các loại dụng cụ, thiết bị kiểm tra hệ thống điện;

- Thiết bị sạc ắc quy;

- Các thiết bị kiểm tra hệ thống nhiên liệu (không áp dụng đối với Cơ sở bảo dưỡng, sửa chữa rơ moóc, sơ mi rơ moóc);

- Các thiết bị kiểm tra bảo dưỡng hệ thống điều hòa (đối với các xe có trang bị hệ thống điều hòa không khí);

- Thiết bị chẩn đoán động cơ và tình trạng kỹ thuật của xe phù hợp với các loại xe Cơ sở thực hiện bảo dưỡng, sửa chữa (áp dụng với Cơ sở bảo dưỡng, sửa chữa xe có trang bị ECU điều khiển, không áp dụng đối với Cơ sở bảo dưỡng, sửa chữa rơ moóc, sơ mi rơ moóc);

- Thiết bị làm sạch động cơ (không áp dụng đối với Cơ sở bảo dưỡng, sửa chữa rơ moóc, sơ mi rơ moóc);

- Dụng cụ hoặc thiết bị đo độ chụm bánh xe dẫn hướng (không áp dụng đối với Cơ sở bảo dưỡng, sửa chữa rơ moóc, sơ mi rơ moóc);

- Dụng cụ, thiết bị bảo dưỡng, sửa chữa thân vỏ;

- Bơm nước rửa xe;

- Máy nén khí;

- Phun sơn;

- Đèn sấy phục vụ sơn.
 

Thiết bị kiểm tra xuất xưởng:

- Thiết bị kiểm tra độ trượt ngang (không áp dụng đối với Cơ sở bảo dưỡng, sửa chữa rơ moóc, sơ mi rơ moóc);

- Thiết bị kiểm tra góc đặt bánh xe (áp dụng đối với Cơ sở bảo dưỡng, sửa chữa các loại xe có hệ thống treo độc lập, không áp dụng đối với Cơ sở bảo dưỡng, sửa chữa rơ moóc, sơ mi rơ moóc);

- Thiết bị kiểm tra góc quay lái của bánh xe dẫn hướng (không áp dụng đối với Cơ sở bảo dưỡng, sửa chữa rơ moóc, sơ mi rơ moóc);

- Thiết bị kiểm tra lực phanh trên các bánh xe;

- Thiết bị kiểm tra đèn chiếu sáng phía trước (kiểm tra được cường độ sáng theo đơn vị Cd hoặc bội số của Cd và độ lệch tâm chùm sáng theo phương thẳng đứng và phương ngang). Nội dung kiểm tra độ lệch chùm sáng có thể được thực hiện bằng màn đo tọa độ (không áp dụng đối với Cơ sở bảo dưỡng, sửa chữa rơ moóc, sơ mi rơ moóc);

- Thiết bị kiểm tra khí thải (phù hợp với loại nhiên liệu sử dụng cho xe, không áp dụng đối với Cơ sở bảo dưỡng, sửa chữa rơ moóc, sơ mi rơ moóc).

Các thiết bị kiểm tra xuất xưởng được bảo dưỡng để duy trì trạng thái hoạt động bình thường và định kỳ được kiểm tra, xác nhận tình trạng hoạt động.

Các thiết bị có truyền động cần có bộ phận che chắn an toàn.
 

d.Nhân lực

  • Cơ sở cần có ít nhất một người phụ trách kỹ thuật. Người phụ trách kỹ thuật của Cơ sở có bằng, chứng chỉ đào tạo liên quan đến kỹ thuật về bảo dưỡng, sửa chữa xe hoặc tương đương và có ít nhất 5 năm kinh nghiệm.
  • Các kỹ thuật viên có khả năng thực hiện thành thạo các công việc được giao, số lượng kỹ thuật viên tùy thuộc vào quy mô của Cơ sở nhưng tại mỗi vị trí làm việc cần có ít nhất một kỹ thuật viên.
  • Các kỹ thuật viên thực hiện việc kiểm tra xuất xưởng cần nắm vững các quy định về an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới, sử dụng thành thạo các thiết bị kiểm tra xuất xưởng. Các kỹ thuật viên thực hiện nhiệm vụ chạy thử xe phải có giấy phép lái xe phù hợp, còn hiệu lực.

e. Hệ thống quản lý chất lượng

Quy định về thực hiện công việc và các biểu mẫu

- Cơ sở cần xây dựng và áp dụng quy định về thực hiện công việc và các biểu mẫu sử dụng trong hoạt động thực tế;

- Quy định về thực hiện công việc do Cơ sở xây dựng, phù hợp với quy mô, mô hình hoạt động trong đó quy định được trách nhiệm, nội dung cụ thể và được phân chia thành các bước công việc từ khi tiếp nhận xe đầu vào đến khi kiểm tra chất lượng xuất xưởng và bàn giao lại xe cho khách hàng, đáp ứng được việc quản lý về chất lượng bảo dưỡng, sửa chữa và phụ tùng thay thế, phù hợp với quy định của cơ sở sản xuất, lắp ráp, thương nhân nhập khẩu (nếu có).
 

Quy định về bảo hành sau bảo dưỡng, sửa chữa

- Cơ sở có trách nhiệm đảm bảo các phụ tùng do Cơ sở cung cấp cho khách hàng có chất lượng, nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng;

- Cơ sở có cam kết về việc bảo hành các hạng mục bảo dưỡng, sửa chữa và phụ tùng do Cơ sở cung cấp. Cam kết này được Cơ sở thông tin đầy đủ, công khai đến khách hàng.
 

Hệ thống lưu trữ hồ sơ

Cơ sở cần xây dựng quy định và thực hiện việc lưu trữ hồ sơ dịch vụ của các xe vào xưởng, bao gồm các nội dung sau:

- Bộ phận chịu trách nhiệm lưu trữ;

- Các loại hồ sơ, tài liệu phải lưu trữ và phương pháp lưu trữ tương ứng đối với từng hồ sơ, tài liệu, trong đó việc lưu trữ được thực hiện trên máy tính và trên giấy; Cơ sở lưu trữ được các hồ sơ liên quan đến công tác bảo hành, bảo dưỡng, sửa chữa và thể hiện được các nội dung sau; biển số (nếu có), số khung (số VIN), ngày vào xưởng, ngày ra xưởng, nội dung công việc thực hiện;

- Thời gian lưu trữ: tối thiểu là 12 tháng kể từ ngày phương tiện được xuất xưởng.
 

Theo Hyundai Lam Kinh